Nội dung bài viết
Đối với những bạn kinh doanh quán ăn online trên các app food thì việc tăng doanh số khi bán hàng online là một trong những công việc quan trọng.
Có rất nhiều cách để tăng doanh số khi bán hàng online như bỏ tiền để chạy quảng cáo hoặc những bạn nào rành về công nghệ có thể làm seo app thúc đẩy hiển thị…
Nói chung là rất nhiều cách nhưng hầu như chúng ta quên mất việc giữ chân khách hàng quay lại, chúng ta bỏ tiền chạy quảng cáo, bỏ tiền chiết khấu cho các app mà khách chỉ mua 1 lần duy nhất là quá phí.
1. Vậy trước tiên chúng ta phải hiểu được bán hàng online là gì?
- Hiện nay chúng ta nhờ có công nghệ 4.0 mà chúng ta có thể bán được những sản phẩm mà không cần có cửa hàng vật lý, đỡ được chi phí thuê cửa hàng mà rất tiện lợi trong việc quản lý dành cho kinh doanh quy mô nhỏ và vừa.
- Bán hàng online nghĩa là bạn không cần phải tiếp xúc với khách mua, mọi thứ từ bạn đến tay khách hàng đều có một hoặc nhiều bên trung gian hỗ trợ.
- Bạn có thể bán bất kỳ dạng sản phẩm gì từ đồ gia dụng mới đến đồ cũ. Từ những sản phẩm vật lý cầm nắm ăn được đến những sản phẩm phi vật lý như phần mềm, voucher giảm giá, tour du lịch…
2. Có những loại hình bán hàng online nào?
- Đối với ngành ẩm thực hiện tại đang có nhiều kênh để đưa sản phẩm tới tay khách hàng. Như website landing page bán hàng, fanpage Facebook, bán hàng qua tài khỏa facebook cá nhân, bán hàng qua các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram…
- Trong phạm vi bài viết này mình chỉ đề cập đến hình thức bán hàng online qua các trung gian thứ 3 hay còn gọi là hình thức drop shipping.
- Lựa chọn sản phẩm để bán hàng cũng là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công, bạn có thể tham khảo chọn sản phẩm tại video này:
3. Các nền tảng trung gian drop shipping là gì?
- Các nền tảng trung gian drop shipping là các công ty có hệ sinh thái riêng kết nối giữa người bán hàng online và người mua hàng online.
- Ngành thực phẩm drop shipping tại Việt Nam hiện tại có 5 công ty chiếm thị phần lớn và có hệ sinh thái người mua và người bán phát triển rất tốt như: Grabfood Vietnam / Shopeefood Vietnam / Baemin / Gofood / Loship. Ngoài ra còn có những công ty chuyển phát nhanh cũng tham gia vào mảng này như Ahamove, GHN….
4. Tại sao phải tham gia bán hàng trên các nền tảng bán hàng trung gian drop shipping?
- Thường những thương nhân tham gia bán hàng trên các nền tảng trung gian online là những công ty / thương hiệu quy mô vừa và nhỏ. Các thương hiệu lớn họ thường tự phát triển một nền tảng trung gian riêng bởi họ có hệ sinh thái khách hàng và nguồn nhân lực thuận lợi.
- Khi tham gia các nền tảng bán hàng online trung gian bạn sẽ không mất chi phí quảng cáo kéo khách, chi phí ship hàng, giảm được chi phí nhân sự. Bạn sẽ phải trả một khoản phí % dựa trên những giao dịch thành công nhưng bù lại bạn được tiếp cận miễn phí hệ sinh thái từ khách mua hàng cho tới bên vận chuyển.
- Khi tham gia bán hàng trên các nền tảng trung gian bạn sẽ có được sự tin tưởng từ khách hàng bởi các nền tảng này họ sẽ chọn lọc người bán và người mua, bởi vậy giảm thiểu rủi ro đặt hàng nhưng không nhận.
- Và 1 điều quan trọng nữa là bạn không mất tiền thuê mặt bằng đường to vì thường khách nhìn thấy họ mới biết để vào quán bạn. Ở đây bạn tham gia và có thể bán ở nhà với địa chỉ nhiều xẹt nhiều ngách.
5. Tầm quan trọng của việc giữ chân khách hàng quay lại khi bán hàng online.
- Khi bạn tham gia bán hàng online trên các nền tảng thương mại trung gian thì mức phí % trả cho các app đôi khi chiếm rất nhiều trong giá vốn món ăn, dẫn đến lãi rất ít.
- Bán giá cao để bù vào là một trong những cách nhiều thương nhân áp dụng để bù vào chi phí % phải trả cho app nhưng hiện tại thời buổi cạnh tranh khốc liệt nên nhiều khi giá cao khách sẽ không bấm vào quán để xem món.
- Bởi vậy việc kết hợp bán online và offline rất quan trọng. Khi khách đã mua một lần trên app thì lần 2 ít người có thói quen đặt lại quán cũ. Vậy phải làm như thế nào để giữ chân khách? Mời bạn xem phần 6 Các phương pháp giữ chân khách hàng quay lại hiệu quả!
6. Các phương pháp giữ chân khách hàng quay lại hiệu quả
+Tạo khuyến mãi:
- Tạo khuyến mãi khi bán hàng luôn là một trong những cách giữ chân khách hàng quay lại hiệu quả, bởi vì suy từ bản thân chúng ta ra thì ai chả thích khuyến mãi, ai cũng thích mua một món đồ với giá rẻ hơn bình thường.
- Nhiều khi khách mua hàng họ cũng biết là người bán nâng giá lên để tạo khuyến mãi nhưng nếu để so sánh hai sản phẩm cùng loại cùng giá thì khách hàng có xu hướng chọn sản phẩm đang có khuyến mãi, điều này là chắc chắn!
+ Lưu thông tin và thường xuyên chăm sóc khách hàng cũ:
- Nhiều thương nhân khi bán hàng online thường bán xong rồi thôi vớ ý nghĩ khách chỉ mua một lần. Tư duy đó hoàn toàn sai lầm về mặt chiến lược. Bây giờ sản phẩm của bạn chỉ bán được một lần cho khách nhưng tương lai có thể bạn sẽ có một sản phẩm với tệp khách hàng tương đương, lúc đấy thông tin khách hàng cũ lại là nguồn data chất lượng để bán hàng.
- Những thông tin cần lưu để có thể tiến hành chăm sóc thường là số điện thoại, email, số zalo, tài khoản mạng xã hội, địa chỉ của khách…Nói chung tùy vào nhu cầu và hoàn cảnh thì nên ưu tiên lưu lại những thông tin cần thiết cho việc sau này chăm sóc khách hàng.
- Khi đã có thông tin khách hàng cũ thì ta nên chăm sóc vào những dịp lễ tết, dịp ra mắt sản phẩm mới, dịp khuyến mại hoặc nhân dịp ngày sinh nhật của khách. Nói chung hãy linh hoạt trong cách kết nối với khách cũ, bạn có thể bịa ra lý do để hỏi han khách trong một ngày bình thường cũng được, miễn là nó hợp lý.
- Một lưu ý quan trọng là cần tránh lạm dụng quá mức thông tin khách hàng, không nên spam và không nên chia sẻ thông tin cho người khác. Điều này sẽ gây ảnh hưởng ngược trực tiếp đến bạn!
+ Tạo phễu tập trung thông tin khách hàng:
- Khi bạn có một tệp khách hàng chất lượng quan tâm hoặc đã mua sản phẩm cụ thể hơn là đồ ăn của quán bạn thì những tin nhắn lúc 10h sáng lúc họ chuẩn bị đói sẽ có tỉ lệ chốt rất cao nếu có kèm chút “Khuyến mãi”
- Vậy tạo phễu tập trung thông tin khách hàng như thế nào cho hiệu quả và đơn giản ai cũng làm được như thế nào? Mình sẽ giải đáp cho các bạn trong phần 7 Tạo phễu tương tác đơn giản mà hiệu quả
7. Tạo phễu tương tác đơn giản mà hiệu quả
+ Đầu tiên ta tìm hiểu thế nào là phễu tương tác:
- Phễu tương tác đơn giản là nơi tập trung thông tin khách hàng từ tất cả các nguồn online lẫn offline.
- Là nơi chúng ta có thể khai thác và chăm sóc khách hàng tập trung, tức là nơi ta có thể có hành động cụ thể như mời mua bằng các công cụ miễn phí và ai cũng làm được. Nhiều khi có thông tin khách nhưng không tập trung hoặc không có hành động gì cả thì bạn có thông tin cũng như không!
- Phễu tương tác là một dạng landing page có thể là một website, có thể là một Zalo page, có thể là một Facebook fanpage.
+ Chọn loai phễu tương tác nào cho hiệu quả mà ai cũng làm được:
- Trong phạm vi bài viết này mình chỉ đề các đến Facebook fanpage bởi nó hoàn toàn miễn phí và rất dễ sử dụng
- Zalo page hay còn gọi là zalo OA hơi lằng nhằng về khoản đăng ký giấy tờ, còn website thì không phải ai cũng có thể làm được.
- Tiêu chí của mình là Ai cũng làm được nên mình chọn Facebook fanpage.
8. Hướng dẫn chi tiết cách tạo phễu bán hàng giữ chân khách bằng nền tảng mạng xã hội Facebook fanpage
- Việc đầu tiên của bạn là phải có một fanpage cho quán /sản phẩm của mình. Trên fanpage yêu cầu có đầy đủ thông tin giá cả, địa chỉ và số điện thoại liên hệ.
- Bạn có thể tham khảo fanpage này của 1 quán chỉ chuyên bán ship: https://www.facebook.com/bundaumamtomquanno
- Họ có đầy đủ mọi thông tin cần thiết và quan trọng là họ có 1 QR CODE (mã có thể quét bằng bất kỳ camera điện thoại nào). Khi họ bán hàng trên các app như Shopee, Grab… vân vân, họ sẽ in mã QR CODE và dán vào các hộp sản phẩm ship đi cho khách.
- Mã QR CODE sẽ kèm theo một khuyến mãi nho nhỏ như free ship hoặc giảm bao nhiêu % đơn hàng…để khách tò mò quét QR CODE. Và khi họ đã quét thì sẽ có tin nhắn tự động vào fanpage, đến đây là họ đã có 1 data khách hàng để sau này chăm sóc.
- Để dễ hình dung hơn bạn thử quét QR CODE này
- Bạn có thấy sau khi quét code bạn sẽ nhảy vào inbox cho fanpage của Quán No, vậy là bạn đã được lưu vào tệp kháchc hàng của họ rồi.
- Hướng dẫn tạo mã QR CODE trong 3 phút bạn tham khảo tại đây.
- Ngoài ra khi bán hàng online bạn cũng nên biết cách chăm tương tác để thúc đẩy hiển thị cho quán, bạn có thể tham khảo tip tại đây.
Tổng kết lại:
- Mặt tích cực của phương pháp giữ chân khách hàng online này rất đơn giản và ai cũng làm được, không mất chi phí và công sức.
- Nhược điểm của phương pháp này có lẽ chỉ duy nhất ở chỗ fanpage của bạn có thể bị mất, lúc đấy tệp khách hàng của bạn cũng mất theo. Tuy nhiên các phương pháp tạo khác thì rủi ro mất websiite hoặc mất zalo OA cũng như vậy.
- Bạn nào cần hỗ trợ phương pháp này có thể add zalo mình số 0935262385 (SupportMedia)
Dịch vụ liên quan đến bài viết
-
Combo: Dịch vụ Rate 5 sao và đẩy hiển thị Shopeefood + GrabfoodGiá gốc là: 3.300.000 ₫.3.000.000 ₫Giá hiện tại là: 3.000.000 ₫.
-
Dịch vụ Review Shopee / Tiki / Lazada / Sendo – 50 review | Có bảo hành1.250.000 ₫
-
Dịch vụ rate 5 sao Loship + Thúc đẩy hiển thị 2021Giá gốc là: 4.000.000 ₫.2.400.000 ₫Giá hiện tại là: 2.400.000 ₫.
-
Dịch vụ rate 5 sao và thúc đẩy hiển thị ShopeefoodGiá gốc là: 4.000.000 ₫.2.400.000 ₫Giá hiện tại là: 2.400.000 ₫.