Mới Kinh Doanh Lưu Trú Thì Cần Lưu Ý Những Gì 2022

Kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì

Kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì? Dưới đây là sơ lược những kinh nghiệm của bản thân tác giả trong quá trình kinh doanh lưu trú và cả trong quá trình làm quảng cáo hỗ trợ cho các cơ sở lưu trú.

other small
Ảnh minh họa: Kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì

Đối tượng nào cần đến bài viết “Mới Kinh Doanh Lưu Trú Thì Cần Lưu Ý Những Gì 2022″?

Đây là bài viết hướng đến những anh chị bắt đầu và sẽ kinh doanh dịch vụ lưu trú khách sạn homestay trong tương lai. Tuy nhiên nó cũng sẽ có những kiến thức chuyên sâu dành cho các anh chị đã và đang kinh doanh mảng này. Những kiến thức này đơn giản là sự chia sẻ theo quan điểm cá nhân của tác giả, mỗi người sẽ có một cảm nhận riêng cho mình tùy vào từng thời điểm và từng hoàn cảnh kinh doanh của mỗi cá nhân.

Người kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì khi bắt đầu bước vào con đường kinh doanh lưu trú khách sạn và homestay?

Mức độ quan trọng mình sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trước thì quan trọng hơn:

  1. Kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì – Kiến thức về thị trường kinh doanh lưu trú:
    Đây là yếu tố quan trọng nhất theo tác giả vì có nắm bắt thật chắc thì bạn mới có quyết định để đầu tư. Nó sẽ cho bạn một định hướng rõ ràng khi bắt đầu kinh doanh, giúp bạn hiểu được mình cần phải đầu tư bao nhiêu và lời lãi dự tính là như thế nào. Còn những yếu tố nhỏ của phần kiến thức thị trường mà mình sẽ đề cập trong các phần sau.
  2. Kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì – Xây dựng một nền tảng mạnh về SEO. Đây là một yếu tố quan trọng khác mà mình muốn nhắc đến. Nếu khi bắt đầu bạn không hiểu về việc xây dựng một nền tảng mạnh về SEO là như thế nào thì sau này muốn sửa sai sẽ rất khó và tốn nhiều chi phí, nhiều khi sửa cũng không được. Ý mình nhấn mạnh ở đây là bạn nên xây dựng nền tảng mạnh và LÀM ĐÚNG ngay từ khi mới bắt đầu.
  3. Kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì – Nhân sự bán phòng. Mình chỉ nhắc đến nhân sự bán phòng vì nhân viên lễ tân, dọn phòng… không ảnh hưởng quá nhiều đến doanh số. Nhân viên bán phòng có 2 loại:
    – Loại đầu tiên là nhân viên trực tiếp của cty, có thể quy mô nhỏ vài người hoặc có thể là một phòng nhân sự kinh doanh. Bạn cần tuyển những người có năng lực cơ bản về bán phòng, có hiểu biết về các tương tác online, cách SEO từ khóa…vv Thường đây sẽ là bộ phận kiêm quản lý kênh OTAs.
    – Loại thứ hai là các cộng tác viên bán phòng online đến từ các hội nhóm bán phòng trên Facebook hoặc các mạng xã hội khác. Lực lượng này thì có ưu điểm là bạn không phải trả lương mà trả bằng % hoa hồng (tùy điều kiện do cty đưa ra).
  4. Kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì – Mối liên hệ xã hội và liên kết với các cty lữ hành du lịch. Đây sẽ là nguồn cung cấp 40% doanh thu của cty. Các nguồn thu khác sẽ gồm 30% từ các kênh OTAs (booking/agoda/traveloka/tripadvisor…) 20% là khách vãng lai và 10% là khách cũ. Tất nhiên với từng quy mô và hoàn cảnh khách nhau tỉ lệ này có thể thay đổi, mình chỉ đưa ra nhận định dựa trên trải nghiệm kinh doanh của bản thân.

Người kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì – Các kiến thức cơ bản:

  1. OTAs – Online Travel Agency là những kênh bán phòng thuộc quản lý của bên thứ 3 như booking.com, agoda.com, airbnb.com, tripadvisor.com, facebook …
  2. TA – Travel Agency: là các cộng tác viên hợp tác bán phòng cho cty trên các nền tảng online và offline. TA có thể là cá nhân có thể là các cty lữ hành du lịch và cũng có thể là các đối tác khách sạn khác.
  3. Kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì – Kênh bán phòng online: các kênh có thể bán phòng online như fanpage fb, booking.com, agoda.com… để đăng ký các kênh này cũng không quá khó, chỉ cần bạn đầy đủ giấy tờ và người thật việc thật thì sẽ được phê duyệt rất nhanh. Đây là 1 ví dụ khi đăng ký bán phòng trên booking.com mời bạn tham khảo tại đây.
  4. Kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì – Ranking: các yếu tố hiển thị khá nhiều nhưng tất cả đều quy vào ranking. Ranking là thứ tự hiển thị trong kết quả tìm kiếm, nói cho dễ hiểu thì nếu ranking kênh bán phòng của bạn trên booking.com là số 1 thì bạn sẽ được hiển thị đầu tiên trên hầu hết các kết quả tìm kiếm. Vậy nên ranking của bạn mà là con số lớn hơn 50 thì gần như chắc chắn khách khó có thể nhìn thấy kênh bán phòng của bạn, vì khi đó bạn sẽ hiển thị ở trang thứ 3-4 gì đó, mà thường là khách chỉ xem trang kết quả đầu tiên hoặc cùng lắm là lướt trang thứ 2. Lưu ý nếu bạn là homestay thì ranking của bạn sẽ là 1 hệ thống khác so với các khách sạn, bạn ranking số 1 thì chưa chắc trên kết quả hiển thị khách sạn bạn sẽ đứng đầu nhưng nếu khách tìm homestay thì bạn sẽ hiển thị đầu. Nói chung thứ tự của bạn trong các tùy chọn tìm kiếm khác nhau sẽ khác, ví dụ nếu khách tìm kiếm với tùy chọn điểm lưu trú gần trung tâm thì khi đó các kênh OTA sẽ sắp xếp theo khoảng cách từ trung tâm đến điểm lưu trú của bạn, lúc này nếu bạn có ranking là 1 thì bạn vẫn sẽ phải xếp sau những điểm lưu trú có khoảng cách gần trung tâm hơn. Cũng tương tự với các tùy chọn tìm kiếm khác của khách hàng.
  5. Kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì – Tương tác online là tổng hợp của nhiều thứ:
    – Nó có thể là số lần khách review (review điểm cao thì tương tác tăng, còn review điểm xấu thì tương tác sẽ giảm – Dịch vụ review OTA bạn có thể tham khảo tại đây)
    – Số lượt like / wishlist (Dịch vụ like / wishlist bạn có thể tham khảo tại đây)
    – Lượt xem kênh hay còn gọi là view kênh, lướt qua kênh của khách hàng khi họ tìm kiếm theo từ khóa nào đó.
    – Lượt tìm kiếm theo từ khóa mà trong đó kênh của bạn được hiện trên kết quả tìm kiếm (Dịch vụ tương tác user traffic bạn có thể tham khảo tại đây)
    – Tỉ lệ book phòng / tổng lượt tiếp cận hoặc view kênh. Tỉ lệ này theo mình thường là cứ 100 khách nhìn thấy kênh bán phòng của bạn thì tỉ lệ nhấp vào sẽ khoảng 20% (nếu hình ảnh và chính sách giá hấp dẫn thì có thể cao hơn và ngược lại sẽ thấp). Tỉ lệ nhấp vào xem và tỉ lệ khách book cũng sẽ vào khoảng 10-20% => 100 lượt view chỉ có được khoảng 1-2 lượt book phòng thành công. Nếu tỉ lệ của bạn cao hơn con số này thì booking.com sẽ nghĩ bạn đang bán phòng hiệu quả và auto đẩy bạn lên (bạn bán tốt nên mang lại nguồn thu nhiều cho booking.com so với các khách sạn khác nên họ sẽ ưu tiên hơn).
    – Điểm số review kênh: điểm càng cao thì độ tin tưởng càng lớn, tương tác càng tốt.
    – Bad review: điểm review xấu ảnh hưởng rất lớn đến ranking của kênh bán phòng, với booking.com nếu bạn có nhiều điểm review xấu liên tiếp thì kênh bán phòng của bạn sẽ bị đánh tụt ranking rất khủng khiếp. Cho nên mình lưu ý nếu bạn đang tìm hiểu quản trị kênh ota thì nên biết để phòng tránh. Cách phòng tránh đơn giản nhất là hãy cải thiện dịch vụ thật tốt hoặc nhờ khách khác review tốt xen vào giữa các review xấu hoặc nếu bạn không làm được thì có thể dùng Dịch Vụ Review Seeding 365 Care 1 dành cho Booking sẽ bảo vệ kênh bán phòng của bạn 365 ngày.
    – Good review: tất nhiên là điểm review tốt. Nó ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến ranking và hiển thị nên cũng sẽ liên quan đến doanh thu bán phòng.

Kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì – Thế nào là một nền tảng SEO mạnh?

Trong phần này mình sẽ không nói về các cách để SEO mà chỉ chú tâm vào cái gốc của một nền tảng SEO mạnh. Vậy gốc nó là gì:

  1. Hãy bắt đầu từ NAP. N = Name tên địa điểm lưu trú. A = Address là địa chỉ. P = Phone là số điện thoại chính dùng để liên hệ (1 địa điểm có thể có nhiều số phone nhưng số phone để ghép vào bộ NAP nên là số phone của bộ phận lễ tân hoặc bán phòng). Hãy thống nhất khai báo NAP giống nhau 100% trên tất cả các nền tảng online (booking.com, fanpage fb, google maps, mạng xã hội khác …).
  2. Bộ từ khóa và mô tả dịch vụ chuẩn SEO. Hãy chỉ chạy bộ từ khóa này trên tất cả các nền tảng tìm kiếm như google, bing…
  3. Đa dạng hóa kênh bán phòng online. Ngoài các kênh bán phòng trực tiếp như booking.com/agoda/traveloka… bạn cũng nên đăng ký google maps (giúp khách tìm đến địa điểm của bạn dễ dàng hơn), fanpage fb và các mạng xã hội như instargram/twitter/you tube/tiktok…Khi bạn đăng ký càng nhiều kênh thì những cỗ máy tìm kiếm càng coi trọng và đề cao bạn trong các kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên mình khuyên bạn chỉ nên đăng ký các kênh mà bạn thấy tiềm năng phát triển và có thể dành thời gian để phát triển.
  4. Sử dụng và lựa chọn các hashtags phổ biến liên quan đến dịch vụ trên tất cả các nền tảng xã hội.

Kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì – Làm sao để phát huy hết hiệu suất của các kênh online?

Để các kênh bán phòng online phát huy hết hiệu suất thì chia ra làm 2 yếu tố.

  1. Yếu tố thứ nhất là yếu tố con người: nhân viên trực điện thoại khi khách gọi đến đặt phòng hoặc hỏi thông tin. Khâu này nếu không làm tốt thì mọi thứ bạn dày công xây dựng cũng thành vô nghĩa. Trên fanpage fb khi khách hỏi hoặc inbox mà trả lời muộn 3 phút thôi là coi như khách sẽ không còn quan tâm đến bạn nữa.
  2. Yếu tố thứ hai là yếu tố tối ưu online: kênh bán hàng online của bạn phải có hình ảnh đẹp, giá cả hấp dẫn so với mặt bằng thị trường, chính sách giá tốt (như khuyến mãi, book nhiều giảm giá, book sớm giảm giá…). Ngoài ra việc khai báo thông tin mô tả cũng rất quan trọng, mô tả càng đúng thì booking.com sẽ càng hiểu bạn là ai và từ đó nó sẽ biết cần giới thiệu bạn với những loại khách hàng nào.

Kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì – Mẹo nhỏ giúp tối ưu chi phí và quản lý các kênh OTA dễ dàng!

  • Đây là chia sẻ kinh nghiệm cá nhân: hãy chọn 1 kênh bán hàng chính (có thể 2) và tạo phễu booking gom hết về 1 kênh. Vd mình có 3 kênh booking.com, agoda.com, traveloka.com thì mình sẽ chọn booking.com là kênh chính (lý do chọn làm kênh chính vì kênh này dễ làm tương tác nhất và lượng khách của kênh này cũng là lớn nhất). Sau đó mình sẽ set giá như sau, kênh booking gía phòng là 100k 1 đêm thì trên 2 kênh còn lại (agoda và traveloka) mình sẽ để giá 101k 1 đêm, hệ quả là khi khách tìm kiếm họ sẽ so sánh và tự động nhấn vào xem kênh booking.com đang để giá thấp nhất.
  • Điểm lợi thế của cách gom phễu vào 1 mối là bạn chỉ cần đầu tư và chăm sóc tốt 1 kênh thay vì phải dàn trải X lần chi phí và công sức cho các kênh khác.
  • Lưu ý là chính sách giá và khuyến mại trên các kênh có thể rất khác nhau nên bạn tự lựa giá sao cho các kênh phụ khi hiển thị giá cao hơn kênh chính.
  • Bạn có thể lựa chọn nhiều hơn 1 kênh chính, cách làm cũng như vậy nhưng tương tác sẽ bị chia ra không tối ưu bằng buff 1 kênh.

Tổng kết kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì!

Đọc đến đây chắc bạn cũng hình dung đại khái kinh doanh lưu trú thì cần lưu ý những gì rồi phải không? Mình sẽ tổng kết theo quan điểm cá nhân của mình xem có giống bạn không nhé!
– Để bán phòng online tốt bạn cần kết hợp được việc xây dựng một nền tảng SEO mạnh cùng với 1 kênh bán hàng được tối ưu onsite (bên trong kênh) triệt để (hình ảnh, chính sách giá, các chương trình khuyến mãi, thông tin mô tả dịch vụ..) và cũng cần có sự chăm sóc tương tác offsite (bên ngoài kênh) như review, seeding, tương tác hiển thị, buff ranking…
Bài viết cũng khá dài và cũng khá muộn nên mình xin phép dừng ở đây. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ với tác giả: call/zalo 0935.262.385 hoặc inbox fanpage: m.me/tanghangreview5sao

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *